//Analytics

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2018

Bệnh xơ gan

By

Bệnh xơ gan là bệnh chỉ tình trạng mô xơ lan tỏa trong gan và làm cấu trúc của gan bị thay đổi. Các tế bào gan bị hư hại, dẫn đến chết dần và thay vào đó là những mô sẹo. Mô sẹo ngày càng lan rộng ra khắp gan, các tế bào gan bị chia cắt thành những nốt. Lúc này chức năng sinh lý của gan bị suy giảm, gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Nếu đang ở giai đoạn đầu (xơ gan còn bù ), thì có thể yên tâm là bệnh hoàn toàn chữa trị và phục hồi được. Còn khi xơ gan đã vào giai đoạn cuối, bạn cần lập tức tiến hành điều trị. Với sự tiến bộ của y học hiện đại, dù đã bước vào giai đoạn mất bù, việc điều trị cũng có thể giúp xơ gan ngưng tiến triển, duy trì chất lượng sống cho bệnh nhân đồng thời ngăn ngừa các biến chứng. Đa số các bệnh gan (do rượu, do gan nhiễm mỡ, do hóa chất, do bệnh chuyển hóa chất sắt hay đồng…) khi đã diễn tiến đến xơ gan mất bù thì không thể phục hồi được. Riêng xơ gan do viêm gan B hay viêm gan C, khi điều trị thành công, ức chế được virút lâu dài thì xơ gan có thể ngừng tiến triển hay tiến triển rất chậm.




1. Nguyên nhân xơ gan phổ biến:
- Virus viêm gan trong đó virus B, C là 2 loại có khả năng gây xơ gan cao nhất.
- Nghiện rượu, uống nhiều và kéo dài nhiều năm: mỗi ngày uống 250 ml rượu hoặc nửa lít bia trong vòng 10 năm có thể dẫn đến xơ gan
- do kí sinh trùng: sán máng, sán lá gan, Lỵ amip.
-do dùng thuốc lâu dài dẫn đến viêm gan độc tính, từ đó biến chứng xơ gan
- Gan nhiễm mỡ.
- Các bệnh về đường mật: Túi mật hoặc ống dẫn mật bị tổn thương cũng là nguyên nhân gây ra bệnh xơ gan. Vì khi ống dẫn mật bị tổn thương, làm cản trở quá trình di chuyển của mật để chuyển hóa thức ăn, khiến cho chất béo, các loại vitamin bị tích tụ nhiều trong gan, lâu dần cũng có thể dẫn tới hình thành sẹo trong gan.
2. Dấu hiệu bệnh xơ gan
Về cơ bản, bệnh xơ gan được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn còn bù (giai đoạn đầu) và xơ gan mất bù (xơ gan cổ chướng).
Ở giai đoạn đầu: đau tức nặng vùng hạ sườn phải, sợ mỡ, ăn kém, buồn nôn, sụt cân, đau bụng, thỉnh thoảng bị ngứa, hơi vàng da vàng mắt. Bàn tay son bị dãn đỏ. Trên người thấy các sao mảnh.
Ở giai đoạn nặng: xuất hiện các triệu chứng như vàng mắt,vàng da, chảy máu cam, máu chân răng, ngứa nhiều , chân phù, suy thận, tinh thần không minh mẫn, hôn mê sâu…
3. Biến chứng xơ gan:
Xuất huyết tiêu hóa: xơ gan làm cho dòng máu đi qua gan bị cản trở, điều này dẫn đến tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Khi áp lực tĩnh mạch cửa tăng cao làm căng giãn các tĩnh mạch ở vùng thực quản và tâm phình vị dạ dày. Tới một lúc nào đó làm vỡ các tĩnh mạch gây nên biến chứng xuất huyết (chảy máu tiêu hóa). dấu hiệu: nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Những trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết cần phải cấp cứu ngay để không gây ra nguy hiểm tới tính mạng.
Phù chân và báng bụng: bệnh nhân bị xơ gan giai đoạn nặng thường làm cho lượng đạm trong máu giảm gây ra hiện tượng phù chân và tích tụ dịch ở bụng. bụng bệnh nhân ngày càng to dần theo thời gian, căng nhẵn bóng, có những mạch nổi lên ở vùng bụng dưới. Cần có biện pháp can thiệp để giảm dịch cổ trướng và ngăn chặn ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Hôn mê gan: gan không thể bài thải được chất độc cho cơ thể làm cho Amoniac tăng cao trong máu, bệnh nhân thường bị bất thường về tâm trạng, rối loạn trí nhớ, không thể tập trung tư tưởng…
Tình trạng nhiễm trùng: Khi bị xơ gan giai đoạn cuối, đồng nghĩa với việc chức năng gan không còn thì lúc này cơ thể dễ bị nhiễm trùng dịch báng, viêm phổi, nhiễm trùng máu… Tình trạng nhiễm trùng có thể khiến cho bệnh gan nặng lên và thúc đẩy các biến chứng khác xuất hiện dồn dập như hôn mê gan, suy thận rất nguy hiểm.
Tăng huyết áp: Các nốt và mô sẹo  trong gan phát triển to lên làm nén các tĩnh mạch trong gan, áp lực máu trong gan cao dẫn đến bệnh cao huyết áp. Khoảng 60% những người bị xơ gan sẽ bị cao huyết áp. Tăng huyết áp có thể gây chảy máu thành ruột và gây phù nề cơ thể, nguy cơ người bệnh tử vong lớn.
Hội chứng gan thận: là tình trạng suy giảm chức năng thận cấp tính xảy ra trên người bệnh bị bệnh gan cấp hoặc ở bệnh gan giai đoạn cuối. nguyên nhân là do sự giảm đáng kể lưu lượng máu đến thận. Kết quả là mạch máu thận co lại, dẫn đến suy thận.
Ung thư gan: Đây là biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

4. Các xét nghiệm chẩn đoán xơ gan
Xét nghiệm công thức máu: mục đích để để kiểm tra hoạt động chức năng gan có bình thường được hay không, gan có khỏe mạnh hay có bất cứ hư tổn nào không. tiểu cầu giảm xuống và đây là một dấu hiệu cảnh báo gan đang bị xơ hóa
Xét nghiệm sắc tố mật: là billirubin, đây là sản phẩm từ hemoglobin của hồng cầu, khi bị xơ gan, gan bị tổn thương thì nồng độ này tăng cao, hình thành triệu chứng vàng da, vàng mắt
Xét nghiệm chẩn đoán bằng hình ảnh: Siêu âm gan. Chụp cắt lớp ( CT Scan hay còn gọi là chụp CT). Chụp cộng hưởng từ (MRI)…
Sinh thiết gan: được thực hiện bằng cách lấy đi một mẫu tế bào mô của lá gan để các bác sĩ thực hiện nghiên cứu dưới kính hiển vi  nhằm xác định xem có hóa sợi hay hóa sẹo khôngtrên gan hay không. Đây là cách khám bệnh xơ gan duy nhất để chẩn đoán chắc chắn 100%liệu lá gan có đang bị xơ hóa hay không. không áp dụng cho các trường hợp xơ gan cổ chướng hay người bị rối loạn đông máu.
5. Phương pháp điều trị bệnh xơ gan.
Nguyên tắc chung khi điều trị xơ gan vẫn là: làm giảm các yếu tố tấn công, tăng cường các yếu tố bảo vệ gan, điều trị biến chứng xơ gan
- Cách tốt nhất để giảm các yếu tố tấn công, ngăn ngừa xơ gan phát triển là phải thường xuyên thăm khám, theo dõi tình trạng bệnh, xác định các yếu tố tấn công từ đó tiến hành những điều trị cần thiết. Tùy theo từng đối tượng bệnh nhân mà có những yếu tố tấn công và những cách điều trị khác nhau, các cách giảm yếu tố tấn công thường gặp là:
+ diệt virút viêm gan B hoặc C,
+ giảm mỡ trong gan,
+ tránh sử dụng các thuốc có hại cho gan,
+ tránh tiếp xúc với hóa chất, kiêng tuyệt đối rượu bia…
- Về mặt tăng cường các yếu tố bảo vệ, giúp phục hồi chức năng gan thì cách cơ bản nhất là bạn cần phải đảm bảo cho cơ thể luôn khỏe mạnh và tinh thần luôn thoải mái. Để làm được điều đó, bạn cần có một chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện thể thao nhẹ nhàng, xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học.
- Điều trị biến chứng xơ gan:
Bệnh xơ gan giai đoạn cuối có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm, tùy từng biến chứng lại có những cách chữa trị khác nhau.
+ điều trị gan cổ chướng: ăn nhạt, sử dụng thuốc ngăn chừa tích tụ chất lỏng, trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật chọc tháo hút dịch cổ trướng…
+ điều trị xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản : thuốc vận mạch, điều trị nội soi. Nếu thất bại thì dùng pp TIPS…
+ điều trị hội chứng gan thận (tiên lượng : Rất nghèo nàn, tỉ lệ tử vong > 90%.) Điều trị hiệu quả nhất là ghép gan.

Lưu ý: Tỷ lệ sống của bệnh nhân phụ thuộc vào từng giai đoạn của xơ gan và tình trạng sức khỏe tổng quát cũng như sức đề kháng của cơ thể. Nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ sống của bệnh nhân ở giai đoạn đầu có thể lên đến 15 - 20 năm. Trong khi đó ở giai đoạn thứ 2 của bệnh xơ gan, người bệnh có thời gian sống khoảng 6 - 10 năm. Thời gian sống của người bệnh xơ gan giai đoạn cuối thường là từ 1 - 3 năm. Tuy nhiên theo các bác sĩ, thời gian sống ở giai đoạn cuối còn phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, mức độ của các triệu chứng và cả hiệu quả đáp ứng điều trị. Nếu đáp ứng được với điều trị, người bệnh có thể cải thiện được các triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh xơ gan.

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160 - 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP. HCM 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Tư Vấn Trực Tuyến

Tư Vấn Trực Tuyến
Tư Vấn Trực Tuyến